Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên vẻ đẹp và sự tiện nghi của những căn nhà phố, biệt thự chính là việc lựa chọn vật liệu lát sàn sân vườn phù hợp. Lót sàn ngoài trời không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn quyết định đến độ bền và chức năng cho khu vực ngoài trời của gia chủ. Từ những vật liệu rẻ như xi măng, gạch, đến sàn gỗ ngoài sang trọng, mỗi loại vật liệu đều mang lại những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong bài viết này, goteak sẽ khái quát về các loại sàn lát ngoài trời phổ biến nhất hiện nay. Hãy đọc và so sánh để đưa ra quyết định tốt nhất cho ngôi nhà của mình!

1. Sàn Bê tông

Xi măng là lựa chọn phải chăng và có tính ổn định tốt khi dùng làm sàn ngoài trời. Không giống như gạch xi măng với nhiều kích thước, hình dáng đa dạng, xi măng trộn thường được đổ ra trải đều trên mặt phẳng. Trước khi xi măng khô, những người thợ có thể sử dụng một phần xi măng nước để tạo ra các hoạ tiết, hoa văn khác nhau. Giúp cho mặt sàn bên ngoài có vẻ ngoài độc đáo. 
Qua thời gian, xi măng có thể bị nứt nẻ và xuất hiện các vết nứt. Nhưng cũng có thể dễ dàng bảo trì, sửa chữa. Chi phí của xi măng trộn rẻ hơn nhiều so với loại gạch xi măng tiếp theo đây.

Ưu điểm của sàn bê tông:

  • Chi phí thấp.
  • Độ bền ổn định, có thể sử dụng lâu dài.
  • Kháng nước, lửa, và chống mài mòn.
  • Dễ dàng vệ sinh.
  • Có thể thiết kế nhiều mẫu hoạ tiết khác nhau.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Chống trơn trượt tốt.
  • Không chứa VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong không khí).

Nhược điểm sàn bê tông:

  • Khó sửa chữa nếu nền bị nứt.
  • Bề mặt cứng, dễ gây ra cảm giác khó chịu.
  • Bề mặt nền khá lạnh khi di chuyển bằng chân trần.
  • Có thể gây ra tiếng ồn khi di chuyển trên bề mặt nền.
  • Nấm mốc, rêu phong có thể phát triển trên bề mặt nếu không được xử lý.

2. Sàn Gạch Bê tông

Gạch bê tông là một hình thức cải tiến hiện đại so với đổ bê tông thông thường. Hiện nay, có thể dễ dàng thấy loại vật liệu này được sử dụng trên các vỉa hè, các công trình công cộng, sân vườn nhà phố… Với nhiều kiểu dáng, hình dạng khác nhau cho phép tuỳ chỉnh tuỳ ý. Không giống như sàn bê tông, gạch đã được sản xuất tại nhà máy nên việc lắp đặt tại công trình có phần thuận tiện hơn. Việc sửa chữa cũng tương tự như vậy. Với gạch bê tông, ta có thể dễ dàng thay thế bất kỳ viên gạch nào bị vỡ hay bị nứt. Chúng giúp cho việc bảo trì, bảo dưỡng nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ưu điểm của sàn gạch bê tông:

  • Có nhiều kích thước, kiểu dáng.
  • Có thể dễ dàng thay thế.
  • Độ bền tăng đáng kể so với bê tông thông thường.
  • Dễ dàng lắp đặt.
  • Không cần chờ đợi thời gian khô.
  • Bao gồm các ưu điểm khác của xi măng thông thường.

Nhược điểm sàn gạch bê tông:

  • Cần thêm số lượng dự phòng cho trường hợp sửa chữa.
  • Có thể trở nên không đồng đều về màu sắc sau một thời gian sử dụng.
  • Cỏ dại có thể mọc lên từ những khe hở, gây khó khăn khi dọn dẹp.
  • Cần một nền đất vững chắc.

Vậy giữa sàn bê tông và sàn gạch bê tông, vật liệu nào tốt hơn cho sân nhà bạn?

Xét trên phương diện độ đền và độ thẩm mỹ, thì gạch bê tông là lựa chọn tốt hơn. Mặc dù vậy thì các sân vườn đổ bê tông sẽ có chi phí rẻ hơn, nhưng giá trị mà gạch bê tông mang lại cho bạn sẽ cao hơn. Đặc biệt là có thể dễ dàng thay thế những viên gạch bị hư hại.

3. Sàn Gạch Đất nung

Lót gạch đất nung là một lựa chọn cơ bản, truyền thống nhất cho những mảng sân tại ở các địa phương khu vực phía Bắc. Gạch đất nung hiện nay có thể ít phổ biến hơn gạch bê tông nhưng chúng mang lại một chất cảm đặc biệt. Chưa kể đến độ bền đặc biệt vượt trội của gạch nung. Có những làng nghề thủ công nổi tiếng làm gạch đất nung như: gạch Bát Tràng, gạch Mang Thít, gạch Hưng Lợi.

Ưu điểm của sàn Gạch Đất nung:

  • Giá cả phải chăng.
  • Độ bền xuyên thế kỷ.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Chống trơn trượt tốt.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Nhược điểm của sàn Gạch Đất nung:

  • Khó thay thế, sửa chữa.
  • Hạn chế về mặt kiểu dáng.
  • Bề mặt cứng có thể gây cảm giác khó chịu.
  • Gạch hấp thụ nước nên có thể khiến chúng bị nấm mốc.
  • Sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng không đồng màu.

Sử dụng vật liệu gì để làm nền bên dưới sàn Gạch Đất nung?

Đất hoặc hỗn hợp cát và sỏi là hai lựa chọn hoàn hảo cho một sân lót gạch đất nung. Sử dụng một lớp cát dày khoảng 2-3cm để có một lớn nền ổn định. Không nhất thiết phải cần lớp nền, nhưng nên sử dụng nếu sân vườn của bạn có địa hình không mấy bằng phẳng. Một lớp nền bằng phẳng sẽ giúp gạch lát của bạn luôn trong tình trạng tốt trong xuyên suốt nhiều năm.

4. Sàn Gạch sứ

Gạch sứ là một lựa chọn cá tính, mang vẻ đẹp hiện đại. Sứ là đất sét được nung trên 650°C, khiến cho chúng đặc biệt bền bỉ. Chúng không nặng như đá, bê tông hay gạch đất nung. Nhưng khá khó khi cắt mà không có những dụng cụ chuyên nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn cao cấp, gạch sứ chính là đáp án dành cho bạn. Nhưng cần nhớ rằng đây không phải là lựa chọn rẻ nhất cho sàn ngoài trời. Trong trường hợp chi phí hạn hẹp, cần tiết kiệm cho những phần khác thì hãy lựa chọn sàn bê tông thay vì gạch sứ.

Ưu điểm của sàn Gạch sứ:

  • Kháng nước, chống bẩn, nấm mốc.
  • Không bị trơn trượt.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp.
  • Độ bền vượt trội.
  • Dễ dàng vệ sinh.
  • Đa dạng màu sắc và kiểu dáng.
  • Màu sắc sáng hơn so với bê tông hay đá.

Nhược điểm của sàn Gạch sứ:

  • Nặng hơn so với các loại sàn gốm sứ khác.
  • Giá thành cao hơn so với các loại sàn khác.
  • Cần công cụ đặc biệt để có thể cắt.
  • Khi lắp đạt cần thợ có tay nghề cao.

Gạch sứ có sử dụng tốt cho ngoài trời không?

Gạch sứ là một trong những vật liệu bền bỉ nhất dành cho việc lát sàn ngoài trời. Mang đến cái nhìn hiện đại hơn so với đá tự nhiên hay gạch đất nung và dễ dàng sử dụng. Gạch sứ không yêu cầu phải trám trét giống như hầu hết cái loại sàn đá tự nhiên.

5. Sàn Gạch Gốm lát ngoài trời

Gạch gốm là loại vật liệu với giá cả phải chăng, với độ bền thấp hơn so với gạch sứ. Gạch gốm được làm từ vật liệu ít tinh chế hơn so với sứ. Nó có ít độ xốp hơn và tất nhiên là độ cứng cũng thấp hơn. Nhưng cũng chính vì thế nên việc cắt gọt cũng trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là sự lựa chọn phổ biến cho những ai ưa thích tự tay lát từng viên gạch cho sân nhà.

Gạch sứ và gạch gốm cũng đều là những loại vật liệu phổ biến dùng để lát sân vườn. Cân nhắc giữa thiết kế và chi phí có thể chi trả để lựa chọn một trong hai loại.

Ưu điểm sàn Gạch gốm:

  • Độ bền tốt.
  • Đa dạng màu sắc và kiểu dáng.
  • Có thể tự lát sàn.
  • Dễ dàng vệ sinh.

Nhược điểm sàn Gạch gốm:

  • Dễ vỡ.
  • Giá cao.
  • Chịu nắng, mưa, sương, gió kém.
  • Xốp, dễ bị hư hại do nước và nấm mốc.

Sân sàn Gạch gốm có chống thấm nước không?

Hầu hết các viên gạch gốm đều có khả năng chống nước chứ không phải chống thấm nước. Chúng vẫn có thể sử dụng tốt cho những khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm, nhưng gạch sứ vẫn là lựa chọn lý tưởng cho các khu vực này.

6. Sàn Gỗ Composite

Sàn gỗ composite là một trong những sự lựa chọn đáng tin cậy cho sân nhà bạn. Chúng có độ bền cao, dễ dàng lau chùi, chống chọi thời tiết tốt và thân thiện với môi trường. Vật liệu gỗ composite đôi khi không được lòng nhiều người vì nó không phải là gỗ thật, gỗ tự nhiên. Nhưng sự thật là sàn composite khá bền, bảo dưỡng dễ dàng là những đặc điểm thu hút các gia chủ. Vật liệu composite giúp sàn sân vườn có thể lắp đặt một cách dễ dàng.

Ưu điểm của sàn Gỗ Composite :

  • Độ bền ổn định.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Có nhiều màu sắc.
  • Lắp đặt dễ dàng.
  • Chịu được thời tiết.
  • Chống trơn trượt, nấm mốc, chống nước.

Nhược điểm của sàn Gỗ Composite:

  • Không phải gỗ tự nhiên.
  • Chi phí cao hơn gỗ tự nhiên.

Lát sân bằng Gỗ tự nhiên có rẻ hơn Gỗ composite?

Một khu sân vườn lát sàn bằng gỗ composite có thể có giá gấp đôi so với sàn gỗ tự nhiên. Nhưng sàn gỗ composite có độ bền cao hơn, kháng nước, và dễ bảo dưỡng hơn sàn gỗ truyền thống. Về lâu dài, gia chủ sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để bảo trì sàn gỗ tự nhiên của họ.

7. Sàn Gỗ Truyền thống

Sàn gỗ truyền thống là một trong những lựa chọn đắt đỏ cho sân vườn, hiên nhà, tuỳ thuộc vào loại gỗ mà gia chủ lựa chọn. Gỗ thông là loại gỗ có giá thành tốt nhất, và cũng có đa dạng loài để có thể lựa chọn. Mỗi loại lại có độ bền và vẻ ngoài khác nhau. Gỗ tếch là sự lựa chọn đắt đỏ hơn, nhưng bền bỉ và phổ biến nhất trong các dòng gỗ tự nhiên làm sàn ngoài trời.

Đối với các gia chủ ưa thích cái đẹp của gỗ tự nhiên, đây chính là lựa chọn chính xác. Nhưng hãy đảm bảo bạn hiểu các đặc tính của các loại gỗ để cân nhắc cho khu vườn của mình.

Ưu điểm của sàn gỗ truyền thống:

  • Dễ dàng lắp đặt.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Gần gũi với thiên nhiên.
  • Đa dạng các lựa chọn từ chất lượng đến vẻ đẹp.

Nhược điểm của sàn gỗ truyền thống:

  • Yêu cầu về bảo dưỡng cao – làm sạch, đánh bóng và dặm màu.
  • Không phải là một vật liệu có độ chống chọi thời tiết tốt.
  • Độ bền chỉ ở mức tương đối.

Một sân vườn lát sàn gỗ truyền thống có thể sử dụng được trong bao lâu?

Hầu hết những sân vườn được lát sàn gỗ tự nhiên đều sử đụng được từ 10 đến 15 năm. Với những sàn sân được chăm sóc đúng cách, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chúng có thời gian sử dụng lên tới 30 năm. Chất lượng của gỗ cũng là một yếu tố quyết định. Ví dụ như 1 sân sàn gỗ thông sẽ có thời hạn sử dụng thấp hơn so với 1 sân sàn gỗ tếch.

8. Sàn Cỏ nhân tạo

Sân cỏ nhân tạo là sự lựa chọn phổ biến ở các nước phương Tây. Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng không yêu cầu bảo dưỡng. Nhược điểm chính là gia chủ sẽ không có được một sân cỏ thật. Cân nhắc chọn cỏ nhân tạo khi:

  • Cần một sàn sân lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng.
  • Muốn che lắp một vài chỗ bê tông không bắt mắt.
  • Không có nhiều thời gian để chăm sóc cho nền sân một cách thường xuyên.

Ưu điểm của Sàn Cỏ nhân tạo:

  • Độ bền tốt.
  • Ít bảo dưỡng.
  • Chi phí phù hợp.
  • Dễ dàng lắp đặt và thay thế.

Nhược điểm của Sàn Cỏ nhân tạo:

  • Nhìn không giống như cỏ thật.
  • Thời gian sử dụng không kéo dài lâu như thảm cỏ thật.
  • Giới hạn thiết kế có thể lựa chọn.
  • Không thể trồng được cây gì khác trên sàn cỏ.

Có thể làm sàn sân có trên bê tông được không?

Có, thảm cỏ nhân tạo có thể dễ dàng lắp đặt trên nền bê tông. Kể cả trên nền gỗ hay nền đá, các gia chủ cũng có thể thêm một lớp cỏ nhân tạo phía bên trên nhanh chóng.

9. Sàn Gạch Cao su

Cao su chắc hẳn không phải là vật liệu đầu tiên các chủ nhà có thể nghĩ đến khi tìm hiểu về các loại vật liệu dành cho sân nhà. Nhưng hẳn là bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi độ bền, các tuỳ chọn thiết kế và tốc độ lắp đặt. Cũng như các loại gạch khác, gạch cao su được lắp đặt theo từng viên, nên nếu một trong số chúng bị hư hỏng, có thể dễ dàng thay thế ngay lập tức. Số tiền phải chi trả cho một sân nhà gạch cao su có thể lớn hơn nhiều so với sân gỗ truyền thống hay sân bê tông. Nhưng đây là một khoản đầu tư xứng đáng!

Ưu điểm của sàn Gạch cao su:

  • Dễ dàng lắp đặt.
  • Độ bền cao.
  • Nhiều kiểu dáng, màu sắc để lựa chọn.
  • Kháng nước, cách nhiệt.
  • Chống trơn trượt tốt.
  • Dễ dàng thay thế khi bị hư hỏng.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.

Nhược điểm của sàn Gạch cao su:

  • Giá thành cao.
  • Thẩm mỹ không tự nhiên.

Gạch cao su có tốt cho sàn sân ngoài trời không?

Tất nhiên là có, gạch cao su với độ bền vượt trội và dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng. Thoải mái khi di chuyển trên bề mặt, mang lại cảm giác êm ái.

10. Sàn Đá tự nhiên

Đá tự nhiên mang đến cho các gia chủ một lựa chọn thẩm mỹ cao. Nó vượt trội hơn so với sân gạch hay sân xi măng, bắt mắt và thời gian sử dụng lâu dài. Sân lát đá yêu cầu một bề mặt phẳng, cũng giống như sân đổ bê tông. Cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, nhưng chúng sẽ sử dụng được rất lâu mà không cần phải chăm sóc quá nhiều. Xứng đáng với số tiền mà gia chủ bỏ ra.

Ưu điểm sàn Đá tự nhiên:

  • Thân thiện với môi trường.
  • Chống chọi với thời tiết tốt.
  • Kháng nước tốt.
  • Có thể thay thế riêng lẻ.
  • Độ bền cao.

Nhược điểm sàn Đá tự nhiên:

  • Bề mặt cứng có thể gây ra cảm giác khó chịu.
  • Yêu cầu bề mặt phẳng khi lắp đặt.
  • Giá thành cao hơn so với bê tông hay gạch nung.

Đá tự nhiên có thể sử dụng ở ngoài trời được không?

Có, đá tự nhiên là sự lựa chọn tuyệt vời cho sàn sân ngoài trời. Nó đặc biệt bền bỉ. Màu sắc tự nhiên hoàn hảo cho môi trường bên ngoài. Như tên gọi của nó, đá là chất liệu đến từ tự nhiên. Điều này có nghĩa là chúng không có độc hại và thân thiện với môi trường.

11. Sàn Nhựa dùng sân vườn

Sàn nhựa khá phổ biến trên thị trường hiện nay ở phân khúc giá rẻ. Sàn nhựa với đa dạng màu sắc, thiết kế để lựa chọn. Chúng có khả năng chống nước, và dễ dàng lắp đặt mà không cần đến thợ. Tuy không hút mắt bằng những sản phẩm tự nhiên nhưng đây cũng là một lựa chọn dễ nhìn!

Ưu điểm sàn Nhựa:

  • Ít bụi bẩn và xây xước bề mặt.
  • Độ bền ổn định.
  • Có thể giả gỗ.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Chống nước và thời tiết.

Nhược điểm sàn Nhựa:

  • Có thể chứa các chất VOCs.
  • Chịu nặng không tốt.
  • Không phù hợp với các khu vực có lưu lượng giao thông cao.

Có thể sử dụng sàn Nhựa lát ngoài trời được không?

Tất nhiên là được. Nhưng tốt nhất nên sử dụng sàn nhựa cho những khu vực có mái che, ít tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao. Sàn nhựa có thể bị co giãn khi tiếp xúc trực tiếp với các khu vực quá nóng. Tham khảo thêm những gợi ý của nhà sản xuất để đảm bảo sàn nhựa bạn mua được thiết kế để sử dụng ngoài trời.

Laminate là vật liệu tổng hợp với độ bền lên tới cả thế kỉ. Được cấu thành từ 3 lớp: lớp nhựa bề mặt, lớp tạo hình để sàn trông chân thật, và lớp gỗ tổng hợp phía dưới. Đối với sàn dùng ngoài trời, điều quan trọng là tìm được loại sàn chống thấm nước.

Sàn Nhựa có chống thấm nước không?

Sàn nhựa có chống thấm nước. Đây là một tính năng mà gỗ tự nhiên, hay gạch đều không sở hữu.

12. Sàn Gỗ Biến tính

Gỗ biến tính là một loại vật liệu mới, với các tính năng vượt trội hơn sàn gỗ tự nhiên thông thường. Thông qua quá trình xử lý nhiệt, làm biến đổi các đặc tính của gỗ, giúp các sợi gỗ liên kết chặt chẽ hơn, tăng độ bền, kháng nước và chống mối mọt, nấm mốc. 

Ưu điểm của sàn Gỗ biến tính:

  • Độ bền vượt trội.
  • Vẻ ngoài tự nhiên.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.

Nhược điểm của sàn Gỗ biến tính:

  • Giá thành cao.
  • Màu sắc hạn chế.

13. Sàn Laminate ngoài trời

Sàn laminate là loại sàn dễ lắp đặt nhất trong các loại. Chúng được lắp trên một lớp foam hoặc là một lớp lót. Các tấm sàn không cần phải dính keo mà chỉ cần đặt lên trên lớp lót.

Ưu điểm của sàn Laminate:

  • Chống trơn trượt tốt.
  • Chống trầy.
  • Dễ dàng lắp đặt.
  • Giá thành rẻ.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

Nhược điểm của sàn Laminate:

  • Khả năng chống nước không tốt.
  • Chứa VOCs
  • Yêu cầu một sàn lớt ổn định.

Vật liệu tốt nhất để lát sàn ngoài trời

Đối với hiên, sàn ngoài trời, sân vườn, sẽ có 2 phương án: sàn gỗ truyền thống hoặc sàn gỗ composite. Cả 2 phương án đều có thể dễ dàng lắp đặt và giá thành phải chăng. Sàn composite thì dễ lắp đặt, lau chùi và bảo dưỡng hơn là sàn gỗ truyền thống. Chúng đều có độ bền và khả năng chống chọi lại thời tiết như nhau.

Vật liệu tốt nhất để lát sàn ngoài trời trên bề mặt bê tông

Khi đã có sẵn sàn bê tông, sàn gỗ composite, sàn nhựa vinyl hay là sàn laminate đều là những lựa chọn hợp lý. Tất cả các loại sàn trên đều được sản xuất theo từng mảng hoặc từng thanh, có thể dễ dàng lắp đặt mà không cần đến thợ.

Vật liệu tốt nhất lát sàn ngoài trời cho những nơi có khí hậu nóng thường xuyên

Với những vùng thời tiết nóng, các gia chủ cũng có nhiều lựa chọn cho sàn sân ngoài trời. Tránh sử dụng sàn gỗ tự nhiên vì bề mặt có thể phai màu sau thời gian tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên. Các loại vật liệu có thể nghĩ đến như: sàn nhựa vinyl, sàn sứ, sàn bê tông, sàn cao su hoặc sàn đá.

Vật liệu tốt nhất để lát sàn cho khu vực hồ bơi

Sàn nhựa vinyl, sàn laminate, sàn gỗ biến tính là các loại sàn có thể sử dụng cho khu vực hồ bơi. Những loại sàn này có độ bám cao, chống trơn trượt, phù hợp cho khu vực nhiều nước như hồ bơi. Không nên sử dụng các loại sàn có bề mặt trơn nhẵn, dễ gây ra tai nạn khi di chuyển.